Không một ai dám phủ nhận tầm quan trọng của tiếng Anh nhất là trong thời đại hội nhập nền kinh tế thế giới. Đi đâu làm gì cũng cần phải biết ngoại ngữ nhưng thật đáng tiếc thực trạng hiện nay của bộ phận lớn người dân Việt Nam lại kém về ngoại ngữ và đánh mất những cơ hội có việc làm với mức lương khủng mặc dù rất giỏi chỉ vì tiếng Anh.
Trong thực tế, luôn có người có năng khiếu ngoại ngữ, có người không. Nhưng không có năng khiếu ngoại ngữ không có nghĩa là dốt ngoại ngữ. Hiện nay đến độ tuổi sinh viên mới bắt đầu lao vào học chỉ vì để lấy được chứng chỉ B1, B2, TOEIC,... vẫn ra trường "câm, điếc" về ngoại ngữ. Gặp người nước ngoài nói không hiểu, ú a ú ớ vài câu là "tịt", chẳng những thế nộp CV vào các doanh nghiệp để ứng tuyển cũng bị trượt chỉ vì "không có tiếng anh".
Đến độ tuổi đó đã quá muộn để học ngoại ngữ bởi quá nhiều thứ khiến họ phân tâm và khả năng nạp kiến thức nhiều làm cho đầu óc bị "quá tải" không nhớ nổi dẫn đến hiện tượng "cày nhiều mà chẳng được bao nhiêu.
Lứa tuổi nào học tiếng Anh tốt nhất?
Ngay từ lứa tuổi mầm non, nếu bé có sở thích về ngoại ngữ bạn hãy cho con học ngay. Từ 4 - 14 tuổi là độ tuổi "vàng" trong tiếng Anh , vì lúc đó bộ nhớ của con vẫn còn rất nhiều chỗ cho các kiến thức mới. Mặt khác, bắt đầu càng sớm thì việc học ngôn ngữ thú hai càng dễ dàng hơn vì các con ít bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ rất tốt cho việc phát âm và tránh tình trạng tư duy bằng tiếng mẹ đẻ trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài.
Ở độ tuổi này, điều quan trọng nhất với các con là được tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh của người bản xứ. Điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn bỏ quên tiếng mẹ đẻ cho con mà chỉ là để con quen với môi trường tiếng Anh chuẩn .
Lựa chọn để trẻ học tiếng Anh tốt hoàn toàn khó với phụ huynh
Phải cho con học thế nào là "chuẩn bài"?
Mỗi trẻ đều có điểm mạnh, điểm yếu và sở thích khác nhau. Người dạy phải hiểu rõ về cách thức có thể tiếp thu một ngoại ngữ và sử dụng hiểu biết này để có thể có phương pháp dạy thích hợp với từng em trong một tập thể nhất định.
Trung tâm Anh ngữ Happy School khuyên các bậc phụ huynh không nên nhất thiết nặng nề giữa "học mà chơi" hay học nghiêm túc. Bởi thực tế là trẻ có thể học được rất nhiều khi chơi, phụ huynh và giáo viên cần xem trọng các cơ hội để tạo không gian cho trẻ "chơi mà học" trong quá trình tiếp thu kiến thức. Trong khi chơi, trẻ có thể thử những vai trò mới, ngôn ngữ mới và thông thường những gì trẻ thể hiện thường vượt ra khỏi khuôn khổ khả năng của chúng trong các lớp học.
Đồng thời khi chơi, trẻ có thể có những phát hiện về ngôn ngữ - những phát hiện "tự thân" này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được "truyền đạt" bởi giáo viên. Vì thế vai trò của giáo viên là hỗ trợ, hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ sử dụng những công cụ ngôn ngữ cần thiết, gợi ý và đưa ra thử thách để trẻ vượt qua và tiếp thu bài.
Ngoài ra công tác kiểm tra cũng là một vấn đề tác động đến tiếp thu của trẻ. Việc kiểm tra phải diễn ra một cách tự nhiên và không gây áp lực cho trẻ để giáo viên có thể nắm được là trẻ đang ở mức độ nào và cần bổ sung những gì cho các bước tiếp theo.
Để trẻ vỡ lòng tiếng mẹ đẻ đã khó, học một ngôn ngữ khác lại càng khó hơn. Hãy trang bị cho trẻ những hành trang cần thiết để bước vào đời không còn bỡ ngỡ, để trẻ lớn lên tự tin và nắm bắt được những cơ hội lớn trong cuộc đời.