Bạn có thể thuộc một danh sách từ vựng dài vô tận. Bạn có thể nắm vững cấu trúc ngữ pháp đủ để chủ trì một cuộc hội thoại phức tạp nhất. Nhưng bạn vẫn bối rối khi thể hiện bản thân? Hãy để Happy School cho bạn giải pháp!
Bạn có thể nói rất trôi chảy khi đó là tiếng mẹ đẻ, nhưng kỳ vọng điều tương tự khi nói Tiếng Anh là điều không thực tế. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn là người mới học. Mọi người thường được khuyên rằng không nên quá để tâm đến những sai phạm, tuy nhiên, nhu cầu tạo ấn tượng tốt với người nghe trong giao tiếp là điều dễ hiểu và chính đáng
Để vượt “cửa ải” khó nhằn này, bạn hãy thử nói chậm lại. Mọi người đều thích nghe những diễn giải chậm và rõ ràng. Những nhà hùng biện tài ba cũng áp dụng phương thức tương tự để truyền tải thông điệp. Hơn nữa, lựa chọn từ ngữ cẩn thận cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng người nghe.
Bạn có thể lo rằng người tiếp chuyện sẽ trở nên mất kiên nhẫn và muốn bạn nói càng nhanh càng tốt. Trước tiên, điều này không hẳn đúng - mọi người thích một phản hồi cẩn trọng hơn là qua loa.
Một giải pháp thực tiễn khác là bạn có thể trang bị cho mình những cụm từ cố định để nói mỗi khi im lặng ngự trị. Hoặc, bạn có thể kéo dài thời gian suy nghĩ bằng cách lặp lại câu hỏi và diễn giải thêm một chút. Nhờ đó, bạn sẽ giao tiếp trôi chảy hơn và không cảm thấy áp lực phải nói trước khi thực sự sẵn sàng.
Học theo cách này, bạn sẽ nhẹ đi phần nào áp lực. Khi học một từ mới, hãy hồi tưởng lại một vài câu có chứa từ đó. Sẽ có lúc bạn cần đến chúng. Thật không may, nhiều người học thuộc lòng từ nhưng hoàn toàn không biết cách sử dụng chúng trong câu.
Thật nhẹ nhõm khi không còn phải lo lắng liệu câu có chuẩn ngữ pháp hay không. Hãy tham khảo ví dụ dưới đây:
to appreciate = thừa nhận giá trị của ai/cái gì
I think it’s necessary to feel appreciated in a relationship/ at work (Tôi nghĩ chúng ta rất cần cảm thấy được tôn trọng trong một mối quan hệ/khi làm việc)
I appreciate all your hard work. (Tôi trân trọng sự phấn đấu của bạn)
Hữu ích hơn rất nhiều khi nhớ ‘appreciate’ theo cách này, phải chứ?
Khi nói một ngoại ngữ, bạn dễ quá bận tâm điều mình nói có đúng hay không mà quên lắng nghe người khác.
Đây là một sai lầm lớn bởi rất có thể họ đang sử dụng chính những từ và cấu trúc câu bạn cần về sau. Vậy nên, chú tâm đến những gì người khác nói, đây là nguồn thông tin quan trọng nhất trong cuộc đối thoại.
Hãy luôn nhớ rằng giao tiếp là một quá trình hai chiều. Không đặt ra bất cứ câu hỏi nào trong quá trình đối thoại không những khiến bạn trông thờ ơ - thậm chí là thô lỗ, bạn còn có nguy cơ độc thoại suốt cuộc trò chuyện. Vì vậy, mỗi khi “cạn lời”, hãy nhớ: người kia có thể muốn nói.
What are your views on that? (Quan điểm của bạn về vấn đề này?)
How about you? What do you think? (Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ như thế nào?)
Những câu hỏi như trên sẽ giúp “bôi trơn” cuộc trò chuyện và thể hiện sự hứng thú của bạn với quan điểm của người khác. Điều này cũng giúp bạn có thời gian để thư giãn và xem xét quan điểm từ người kia.
Bạn có thể sở hữu vốn Tiếng Anh rất tốt, nhưng đó là những kiến thức thụ động cần được kích hoạt. Mục đích của bạn là có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh chuẩn, vậy nên, luyện tập chắc chắn là cách tốt nhất để học và cải thiện trình độ.